Các bệnh tình dục có thể truyền từ mẹ sang con
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) thường lây qua quan hệ tình dục âm đạo, hậu môn hoặc miệng và có thể truyền từ mẹ sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh trong quá trình sinh. Các bệnh STI bao gồm giang mai, HIV, viêm gan B, viêm gan C, HSV, HPV, bệnh lậu, chlamydia và trichomonas. Phụ nữ mang thai mắc STI có nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm và các biến chứng khác, đồng thời trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh ngay từ khi sinh hoặc trong những tháng sau đó. Nhiễm STI có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ, như sinh non, chậm phát triển, và các bệnh mãn tính. Trẻ nhiễm HIV có nguy cơ cao bị suy giảm miễn dịch, trong khi giang mai có thể gây tổn thương nội tạng hoặc các vấn đề thần kinh. Nói chung, STI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Giai đoạn bú, người mẹ nhiễm STI có thể ảnh hưởng đến trẻ, tùy loại bệnh. Nếu mẹ mắc chlamydia, lậu hay HPV, có nguy cơ truyền bệnh qua sữa mẹ. Một số kháng sinh trị các bệnh này an toàn cho trẻ bú. Đối với giang mai và herpes, nguy cơ truyền bệnh chỉ xảy ra nếu trẻ tiếp xúc với vết loét hở. Mẹ cũng có thể truyền virus viêm gan B qua sữa mẹ, nhưng trẻ sơ sinh có thể được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 12-24 giờ sau sinh để bảo vệ. Mẹ nhiễm HIV nên tránh cho con bú để ngăn ngừa lây truyền virus. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là cách tốt nhất để giảm nguy cơ lây cho trẻ. Phụ nữ nên sàng lọc STI trước khi kết hôn hoặc mang thai. Nếu nghi ngờ phơi nhiễm, cần gặp bác sĩ để xét nghiệm. Điều trị bằng kháng sinh có hiệu quả cho chlamydia, lậu, giang mai và trichomonas. Trong một số trường hợp, mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh trong khi trẻ được bôi thuốc mỡ kháng sinh mắt sau sinh. Các phương pháp điều trị nhiễm herpes, viêm gan B và HIV cũng đã có, với khả năng làm giảm nguy

![]()
Source: https://vnexpress.net/cac-benh-tinh-duc-co-the-truyen-tu-me-sang-con-4733275.html