Cách bảo vệ phổi cho trẻ em khi ô nhiễm không khí gia tăng.
Theo WHO, trẻ em phải đối mặt với rủi ro từ ô nhiễm không khí do đường thở nhỏ hơn, hít thở nhanh hơn và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến phát triển sức khỏe, nhận thức và phổi. Trẻ sinh ra từ mẹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thai kỳ cũng có nguy cơ sinh non và nhẹ cân. Để bảo vệ phổi trẻ khi ô nhiễm tăng cao, cha mẹ nên giữ cho không khí trong nhà an toàn, tránh các tác nhân ô nhiễm.
Nhiều tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm:
- Khói thuốc lá: Hút thuốc trong nhà tạo ra khói và nicotin.
- Lò sưởi và bếp đốt củi: Đốt củi hoặc than phát thải hạt mịn và khí độc hại như carbon monoxide.
- Hóa chất làm sạch: Nhiều sản phẩm chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) gây hại cho sức khỏe.
- Chất khử mùi và hương liệu: Các sản phẩm này thường chứa VOCs và hóa chất tổng hợp.
- Vật liệu xây dựng và nội thất: Sơn mới, thảm và gỗ dán có thể phát thải formaldehyde và hóa chất độc hại.
- Nấm mốc và vi khuẩn: Độ ẩm cao và thiếu thông gió dẫn đến sự phát triển của nấm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
- Phấn hoa và hạt gây dị ứng: Phấn hoa và hạt từ vật nuôi có thể làm ô nhiễm không khí.
- Chất đuổi côn trùng: Thuốc xịt và viên đuổi có thể chứa hóa chất độc hại.
Khí radon, không màu và không mùi, có thể xâm nhập vào nhà từ đất và gây nguy cơ ung thư phổi. Để bảo vệ trẻ khỏi ô nhiễm không khí trong nhà, WHO khuyến nghị:
1. Không hút thuốc trong nhà gần trẻ em và luôn giám sát chúng.
2. Sử dụng nhiên liệu và công nghệ sạch hơn như điện, khí đốt tự nhiên hoặc năng lượng mặt trời để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng.
3. Nếu không có lựa chọn sạch hơn, hãy dùng bếp phát thải cực thấp với nhiên liệu rắn đã qua xử lý.
4. Nấu ăn ở nơi thông gió tốt hoặc bên ngoài nếu có thể.
5. Tránh sử dụng đèn dầu hoặc bếp nấu dầu hỏa.
6. Hạn chế sử dụng mùi nhân tạo và xem xét sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi mịn và nấm mốc.
Đừng quên đóng cửa trong những ngày có chất lượng không khí kém. Hãy thường xuyên theo dõi chỉ số AQI để giữ trẻ ở trong nhà khi ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm, nhất là vào sáng sớm và đêm muộn. Chỉ số AQI đo lường mức độ ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe, với các mức độ như sau:
- 0-50: Tốt - Chất lượng không khí đạt yêu cầu, ít rủi ro cho sức khỏe.
- 51-100: Trung bình - Chấp nhận được, nhưng người nhạy cảm có thể gặp rủi ro nhỏ.
- 101-150: Không tốt cho người nhạy cảm - Người nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng sức khỏe.
- 151-200: Không tốt - Mọi người có thể bắt đầu gặp ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là người nhạy cảm.
- 201 đến 300: Rất không tốt - Cảnh báo sức khỏe khẩn cấp, toàn bộ dân số có thể bị ảnh hưởng.
- 301 trở lên: Nguy hiểm - Cảnh báo sức khỏe, mọi người có thể gặp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cộng đồng. Chỉ số AQI từ 151 trở lên được coi là có hại cho sức khỏe, mức độ nguy hại tăng dần theo chỉ số AQI.
Việc ở ngoài trời tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, nhưng cha mẹ cần cân nhắc rủi ro từ ô nhiễm. Nếu trẻ ra ngoài, tránh cho trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức.
Hãy thường xuyên theo dõi chỉ số ô nhiễm không khí.
Vệ sinh đường hô hấp và giữ gìn vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ vệ sinh đúng cách, như rửa tay, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp. Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn và giữ ẩm niêm mạc mũi.
Không nên lạm dụng rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, đặc biệt với trẻ nhỏ, để tránh tổn thương.





Source: https://afamily.vn/cach-bao-ve-phoi-cho-tre-khi-chi-so-o-nhiem-khong-khi-tang-cao-20240122142731364.chn