Cấy tóc chữa hói đầu như thế nào
Tình trạng hói đầu và rụng tóc gây ra mảng da đầu trống, với triệu chứng như tóc mỏng dần ở đỉnh đầu. Nam giới thường có đường chân tóc lùi về phía sau (theo thang Norwood 1-7), trong khi nữ giới tóc thưa dần ở đường rẽ ngôi (theo hệ thống Ludwig 1-3). Các phương pháp cấy tóc giúp khắc phục tình trạng này, với số lượng tóc ghép phụ thuộc vào mức độ rụng tóc. Ví dụ, nam giới ở mức Norwood 2 có thể cần 1.000-1.500 mảnh ghép để phủ kín vùng hói. Trước khi cấy, bác sĩ sẽ gây tê. Mỗi mảnh ghép chứa 1-4 nang tóc khỏe mạnh, thường lấy từ vùng tóc dày ở phía sau đầu. Phương pháp cấy tóc hiện đại FUE cho phép cấy chính xác từng cụm nang tóc, ít để lại sẹo và bảo đảm khả năng phát triển lâu dài.
Tóc lấy ghép thường là tóc ngắn hoặc mới cạo ở phía sau da đầu, sau khoảng 3-4 tháng sẽ bắt đầu mọc. Kết quả rõ ràng thường thấy sau 6-9 tháng. Hói đầu ở phụ nữ thường thể hiện bằng đường rẽ ngôi tóc thưa dần. Phẫu thuật cấy tóc an toàn, nhưng có thể gặp một số tác dụng phụ như đau hoặc ngứa da đầu, cùng với các biến chứng như nhiễm trùng hoặc hoại tử da. Cấy ghép tóc mang lại hiệu quả lâu dài, nhưng cần dặm lại nếu tóc tự nhiên vẫn tiếp tục mỏng và rụng theo thời gian. Không phải ai cũng phù hợp để cấy tóc; những người có tóc dày tại vùng lấy tóc sẽ có kết quả tốt hơn. Người rụng tóc nhanh cần chờ ít nhất 6 tháng để tình trạng ổn định trước khi cấy. Thông thường, người dưới 25 tuổi không được khuyến khích cấy tóc, trừ khi do tai nạn hoặc chấn thương.

![]()
Source: https://vnexpress.net/cay-toc-chua-hoi-dau-nhu-the-nao-4798556.html