Muốn kéo dài tuổi thọ, duy trì sức khỏe và phòng ngừa ung thư hiệu quả, phụ nữ nên chú trọng đến 5 thực phẩm "kiềm hóa" giá rẻ này.
Chị em thường quen với các chế độ ăn kiêng như keto hay low-carb, nhưng có thể chưa biết về kiềm hóa cơ thể. Chế độ này được các chuyên gia đánh giá cao vì giúp cân bằng axit – kiềm, yếu tố quan trọng cho sức khỏe. Mức kiềm lý tưởng trong máu là 7,365 – 7,4, giúp thận lọc độc tố. Khi mất cân bằng, cơ thể dễ mắc bệnh như sỏi thận, loãng xương, viêm khớp, tiểu đường, và ung thư. Hiện nay, nhiều người dư thừa axit do tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen và đồ ngọt.
Trong nghiên cứu, tôi phát hiện mối liên hệ giữa bệnh ung thư và tình trạng dư thừa axit trong cơ thể. Mô ung thư mang tính axit, trong khi mô khỏe mạnh có tính kiềm; khi axit vượt ngưỡng kiềm, tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Otto Heinrich Warburg, nhà sinh học đoạt giải Nobel, đã chỉ ra rằng kiềm hóa cơ thể là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Để duy trì cân bằng giữa axit và kiềm, cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện, tăng cường thực phẩm kiềm và giảm thực phẩm axit. Hiện tại, chế độ ăn thường chứa 80% thực phẩm axit và chỉ 20% thực phẩm kiềm, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, hãy ưu tiên thực phẩm kiềm để cân bằng mức kiềm trong cơ thể.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm giàu kiềm hàng đầu được chuyên gia khuyên dùng để ngừa bệnh:
1. Rau củ quả: Hầu hết các loại rau củ đều có tính kiềm hóa. Nên ăn nhiều rau như rau bina, rau lá xanh, mùi tây, cải xoăn và rong biển. Tốt nhất là chế biến đơn giản như luộc, hấp hoặc ăn sống để giữ lại dinh dưỡng, tránh chiên xào quá lửa.
2. Một số loại hạt: Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia và hạt vừng có tính kiềm mạnh. Các loại hạt khác thường có tính axit nhẹ nên cần hạn chế. Dầu từ hạt cũng nên sử dụng có chừng mực.
3. Trái cây: Phần lớn trái cây có tính kiềm cao, ngoại trừ một số như việt quất, lê và mận có tính axit cao nên nên hạn chế. Nên ăn trái cây sống để bảo toàn vitamin, chanh là loại quả kiềm hóa hiệu quả và rẻ tiền. Một số trái cây như dưa, chà là, và nho khô cũng giúp kiềm hóa cơ thể tốt. Giấm táo, từ quả táo, cũng có tác dụng kiềm hóa hiệu quả.
4. Quả dừa: Dừa có khả năng kiềm hóa tuyệt vời. Bạn có thể uống nước dừa, ăn cơm dừa, sử dụng dầu dừa hay nấu nước cốt dừa mà không lo mất dinh dưỡng. Dừa còn cung cấp năng lượng, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.
5. Nước lọc: Nước lọc là thực phẩm vừa rẻ vừa bổ dưỡng và có tính kiềm hóa.
Uống đủ 8 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất, cân bằng nội môi và thải độc cho cơ thể. Nên tránh xa nước ngọt vì chúng tạo môi trường axit, gây hại cho sức khỏe. Để duy trì độ kiềm trong cơ thể, hạn chế thực phẩm giàu axit như thịt, rượu, bia, nước ngọt, muối tinh chế, sản phẩm từ bơ sữa, thuốc lá, bí ngô và quả hạch.




Source: https://afamily.vn/muon-tre-lau-khoe-manh-va-ngua-ung-thu-hieu-qua-chi-em-nen-uu-tien-su-dung-5-thuc-pham-kiem-hoa-re-beo-nay-20200930105308329.chn