"Ngỡ rằng việc con đi nhón chân là bình thường, ai ngờ lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm"
Đi bằng ngón chân là hiện tượng bình thường ở trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi, khi trẻ khám phá các tư thế đi khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn đi nhón chân sau 2 tuổi, bố mẹ nên chú ý, vì có thể trẻ gặp vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
1. Cơ bắp chân căng cứng: Nếu trẻ tiếp tục đi nhón chân sau 2 tuổi, có thể do cơ bắp chân, đặc biệt là gân Achilles, bị cứng. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn trị liệu.
2. Loạn dưỡng cơ: Đây là rối loạn di truyền làm suy yếu cơ bắp, do thiếu hụt hoặc mất gene cần thiết để sản xuất dystrophin, protein quan trọng cho cấu trúc cơ.
Trẻ em mắc bệnh loạn dưỡng cơ sẽ dần mất khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi thẳng và hít thở bình thường. Nếu trẻ đột nhiên đi bằng ngón chân, có thể là dấu hiệu của hội chứng loạn dưỡng cơ.
Hội chứng tủy sống bị trói là một rối loạn thần kinh khiến tủy sống bị kéo căng do các mô dính, làm trẻ khó khăn khi đi lại và thường đi bằng ngón chân kèm theo đau đớn.
Bệnh bại não cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi nhón chân, do não không thể điều khiển các cơ ở chân thư giãn, dẫn đến tình trạng co cứng và mất thăng bằng khi di chuyển.
Việc điều trị sớm rất quan trọng để ngăn chặn sự co cứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu thấy trẻ thường nhón chân sau 2 tuổi, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Nguồn: B.S.




Source: https://afamily.vn/cu-ngo-con-di-nhon-chan-la-chuyen-binh-thuong-ai-ngo-day-lai-la-dau-hieu-canh-bao-benh-nguy-hiem-20200221142540524.chn